Cùng chúng tôi trên:

Ngày 15/6/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, có những điểm mới đáng chú ý sau:

I. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH

1. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1.1 Về việc xác định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán

Từ năm 2015 cá nhân kinh doanh (hộ kinh doanh) nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, trừ cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế theo từng lần phát sinh, cá nhân cho thuê tài sản, cá nhân làm đại lý bán đúng giá, không phân biệt có thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ hay không.

1.2. Về việc xác định doanh thu tính thuế có sử dụng hoá đơn đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Từ ngày 01/01/2016, trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ vào doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn, không phân biệt hoá đơn sử dụng theo quyển hay hoá đơn sử dụng lẻ theo từng số.

1.3. Về việc cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp không xác định riêng được từng lĩnh vực, ngành nghề thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề.

1.4. Về việc điều chỉnh doanh số khoán

Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm, ...) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi.

2. Đối với cá nhân cho thuê tài sản

2.1. Về việc xác định đối tượng khai thuế

- Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế, hoặc

- Bên thuê tài sản khai và nộp thuế thay nếu trong hợp đồng có thoả thuận bên thuê là người nộp thuế.

2.2. Về việc xác định kỳ khai thuế

- Cá nhân khai thuế theo từng hợp đồng, hoặc khai thuế cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai nếu tài sản cho thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.

- Cá nhân cho thuê tài sản được lựa chọn khai thuế theo từng kỳ thanh toán hoặc khai thuế một lần theo năm, không phải quyết toán thuế đối với doanh thu cho thuê tài sản.

2.3. Về hồ sơ khai thuế

Theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì:

Cá nhân cho thuê tài sản chỉ phải nộp kèm theo tờ khai bản chụp hợp đồng thuê tài sản một lần duy nhất nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng.

3. Đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.

3.1. Về việc khấu trừ thuế, khai thuế tại Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp

- Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả tiền hoa hồng cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nếu doanh nghiệp xác định số tiền hoa hồng trả cho cá nhân tại đơn vị trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng. Trường hợp trong năm cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh từ nhiều nơi và cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể uỷ quyền theo quy định của pháp luật để doanh nghiệp khấu trừ thuế đối với số tiền hoa hồng nhận được tại đơn vị từ 100 triệu/năm trở xuống.

- Doanh nghiệp thực hiện khai thuế theo tháng hoặc quý và không phải khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.

3.2. Về việc khai thuế năm

Cá nhân ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp nếu phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm trong trường hợp Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa khấu trừ thuế do chưa đến mức phải nộp thuế hoặc trường hợp trong năm cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh từ nhiều nơi và cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm nhưng cá nhân không uỷ quyền cho Công ty XSKT, DNBH, DN BHĐC khấu trừ và nộp thay thì cuối năm cá nhân có trách nhiệm khai thuế một lần vào Tờ khai thuế năm.

4. Đối với xác định ngưỡng doanh thu không chịu thuế

- Cá nhân kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

- Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm, hộ gia đình, cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải thuế TNCN được xác định cho một người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

5. Đối với cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức

- Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân uỷ quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.

- Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân thì cá nhân uỷ quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.

II. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH

1. Về công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Hàng năm, Chi cục Thuế có trách nhiệm niêm yết để lấy ý kiến công khai về doanh thu và mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Việc công khai phải thực hiện 2 lầnlần 1 là mức dự kiến và lần 2 là mức chính thức.

- Đối với mức thuế khoán đang thực hiện của năm 2015, chậm nhất là ngày 30/8/2015 Chi cục Thuế thực hiện: niêm yết công khai Danh sách hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, Danh sách hộ khoán và mức thuế phải nộp tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế và Uỷ ban nhân dân quận, huyện và tại cửa, cổng hoặc địa điểm thích hợp của: trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, trụ sở Đội thuế, Ban quản lý chợ;... ; gửi tài liệu niêm yết công khai như nêu trên đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; đồng thời gửi Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này tới từng cá nhân kinh doanh. Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD được lập theo hướng dẫn tại tiết a.1 điểm a khoản 9 Điều 6 Thông tư này.

- Từ năm 2016, theo hướng dẫn tại khoản 5, khoản 9, khoản 10 Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì ngoài việc niêm yết công khai tại cơ quan thuế, UBND, Ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, Chi cục Thuế còn phải thực hiện gửi tài liệu niêm yết công khai như sau:

+ Chi cục Thuế gửi tài liệu niêm yết công khai lần 1 và lần 2 đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn, đồng thời Chi cục Thuế tổ chức tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) để làm ăn cứ điều chỉnh, bổ sung mức doanh thu khoán và mức thuế khoán của hộ kinh doanh trên địa bàn.

Chi cục Thuế gửi Bảng công khai thông tin cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán lần 1 và lần 2 cho từng cá nhân kinh doanh, đồng thời Chi cục Thuế tổ chức tiếp nhận ý kiến phản hồi của cá nhân kinh doanh (nếu có) để làm ăn cứ điều chỉnh, bổ sung mức doanh thu khoán và mức thuế khoán của hộ kinh doanh trên địa bàn.

Bảng công khai gửi cho cá nhân được lập theo địa bàn bao gồm cả cá nhân thuộc diện phải nộp thuế và cá nhân thuộc diện không phải nộp thuế. Với chợ, đường, phố, tổ dân phố có từ hai trăm (200) cá nhân kinh doanh trở xuống thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai của các cá nhân kinh doanh tại địa bàn. Trường hợp chợ, đường, phố, tổ dân phố có trên 200 cá nhân kinh doanh thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai của không quá 200 cá nhân kinh doanh tại địa bàn. Riêng đối với chợ có trên 200 cá nhân kinh doanh thì Chi cục Thuế in, phát cho từng cá nhân kinh doanh Bảng công khai theo ngành hàng.

+ Chi cục Thuế thực hiện niêm yết công khai lần 2 trước ngày 30 tháng 01 hàng năm tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế và Uỷ ban nhân dân quận, huyện; và tại cửa, cổng hoặc địa điểm thích hợp của: trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ;... đảm bảo thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin để giám sát của người dân và cá nhân kinh doanh.

2. Về việc gửi thông báo thuế đến cá nhân kinh doanh

Thông báo thuế (dự kiến và chính thức) được gửi trực tiếp đến cá nhân kinh doanh, yêu cầu phải có ký nhận của người nộp thuế về việc đã nhận thông báo hoặc cơ quan thuế phải thực hiện việc gửi Thông báo qua bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.

3. Về trách nhiệm của Cục thuế trong việc chỉ đạo, kiểm soát việc xác định doanh thu và mức thuế khoán của cá nhân kinh doanh tại các Chi cục thuế

- Cục Thuế có trách nhiệm triển khai công tác kiểm tra thực tế hằng năm tối thiểu 20% số Chi cục Thuế theo quy định về quản lý rủi ro đối với việc xác định mức doanh thu khoán dự kiến, mức thuế dự kiến. Kết quả kiểm tra của Cục Thuế là một trong những cơ sở để Chi cục Thuế lập và duyệt Sổ bộ thuế cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.

- Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, Cục Thuế có trách nhiệm định kỳ kiểm tra thực tế tối thiểu 10% số Chi cục Thuế mỗi quý I, quý II, quý III. Kết quả kiểm tra là căn cứ xây dựng mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến cho năm sau và điều chỉnh doanh thu khoán, mức thuế khoán cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu doanh thu thay đổi 50% so với doanh thu khoán.

- Nội dung kiểm tra thực tế của Cục Thuế quy định tại khoản 8 Điều này gồm: kiểm tra trên cơ sở dữ liệu quản lý; đối chiếu số liệu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; kiểm tra thực tế đối với ít nhất 15% số cá nhân kinh doanh trên địa bàn trong đó tập trung kiểm tra 100% cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng quản lý rủi ro theo tiêu chí hướng dẫn tại điểm c khoản 12 Điều 6 Thông tư này.

4. Về một số nội dung khác trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

- Cá nhân kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; trường hợp chưa thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm lập danh sách những cá nhân kinh doanh này báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.

- Cơ quan Thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho cá nhân kinh doanh dựa trên thông tin tại hồ sơ khai thuế của cá nhân và thực hiện quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh trên ứng dụng quản lý thuế tập trung của ngành thuế.

- Cục Thuế có trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí rủi ro đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo từng đối tượng, địa bàn quản lý theo các tiêu chí rủi ro như:

+ Cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh tại chợ biên giới;

+ Cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh vật liệu xây dựng có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản (cát, đá, sỏi, gỗ, sản phẩm từ gỗ,...);

+ Cá nhân kinh doanh có mức doanh thu tính thuế bất hợp lý so với chi phí (diện tích kinh doanh, thuê địa điểm, giá trị tài sản, trang thiết bị, cửa hàng, kho tàng, chi phí điện, chi phí nước,...); so với số phương tiện vận tải đang sử dụng; so với số lượng lao động; so với hàng hoá (hàng hoá mua vào, hàng hoá trưng bày, hàng hoá tồn kho,...);

+ Cá nhân nộp thuế khoán nhưng thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên nhưng không thành lập doanh nghiệp;

+ Cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế;

+ Cá nhân nộp thuế khoán có từ hai (02) địa điểm kinh doanh trở lên;

+ Cá nhân nộp thuế khoán nợ thuế.

- Chi cục Thuế có trách nhiệm cập nhật kịp thời các thông tin biến động trong quá trình quản lý đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. Định kỳ đến ngày 01 tháng 11 hàng năm, các Chi cục Thuế, Cục Thuế phải xây dựng xong cơ sở dữ liệu về cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán (bao gồm cả cá nhân kinh doanh chưa đến ngưỡng nộp thuế) trên cơ sở thông tin từ hồ sơ của người nộp thuế, kết quả số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế và thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

- Tổng cục Thuế hướng dẫn quy trình, trình tự, phương pháp xây dựng và quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế khoán theo quy định của Bộ Tài chính để phục vụ công tác quản lý rủi ro trong kiểm tra, thu thuế.

5. Về uỷ nhiệm thu thuế đối với hộ kinh doanh

- Tại các địa bàn chưa thực hiện nộp thuế qua phương thức điện tử, Cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm cho các tổ chức thu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. Việc uỷ nhiệm thu thuế phải được thực hiện thông qua hợp đồng giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế với Tổ chức được uỷ nhiệm thu.

Tổ chức được uỷ nhiệm thu là các đơn vị như: Ban quản lý chợ; Trung tâm thương mại; hoặc các doanh nghiệp có hệ thống mạng lưới rộng khắp trên cả nước đáp ứng điều kiện thuận lợi cho cá nhân nộp thuế vào ngân sách nhà nước như: các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện lực,...

- Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế tổ chức thực hiện công tác uỷ nhiệm thu thuế thống nhất trong cả nước theo quy định hiện hành về uỷ nhiệm thu và quy định tại Điều này.

III. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHÁC VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN

1. Đối với thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế

1.1. Về khoản thu nhập từ trợ cấp

Không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về VN làm việc.

1.2. Về khoản bảo hiểm không bắt buộc không có tích luỹ về phí bảo hiểm

Hướng dẫn cụ thể trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộckhông có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm tử kỳ có hoàn phí),...

1.3. Về khoản chi về phương tiện đưa đón người lao động

Khoản chi về phương tiện đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

1.4. Về khoản chi đám hiếu, hỉ cho người lao động và gia đình người lao động

Bổ sung không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với khoản tiền chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.5. Về khoản thu nhập từ lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên

Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Khoản lợi tức nhận được do góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (cá nhân) là thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn.

2. Về quy đổi thu nhập chịu thuế ra đồng Việt Nam

Đối với doanh thu, thu nhập nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào tại ngân hàng nơi cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập. Trường hợp cá nhân không mở tài khoản giao dịch tại Việt nam thì quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh thu nhập.

3. Về việc tính thuế đối với khoản tích luỹ bảo hiểm do người sử dụng lao động mua cho người lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm thì đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích luỹ.

- Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ ngay thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp cho người lao động.

4. Về việc tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng

- Bổ sung hướng dẫn cụ thể với trường hợp nhận thừa kế quà tặng gồm nhiều mã chứng khoán thì thu nhập tính thuế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.

- Bổ sung hướng dẫn đối với trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu thì giá trị tài sản để làm căn cứ tính thuế TNCN đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khẩu mà cá nhân phải tự nộp theo quy định.

5. Về việc bù trừ nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân với nghĩa vụ của tổ chức trả thu nhập

Trường hợp sau khi bù trừ có số thuế phải nộp thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi bù trừ có số thuế nộp thừa được cơ quan thuế tự động bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo hoặc tổ chức, cá nhân trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư 156/2013/TT-BTC gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.

IV. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHÁC VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN

1. Về nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN

1.1. Đối với tổ chức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi thì doanh nghiệp trước chuyển đổi không phải khai quyết toán thuế TNCN đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, bên tiếp nhận thực hiện khai quyết toán thuế TNCN theo quy định.

1.2. Đối với Công ty xổ số, DN bảo hiểm, DN bán hàng đa cấp; tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng

Công ty xổ số, DN bảo hiểm, DN bán hàng đa cấp; tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng chỉ có trách nhiệm khấu trừ và khai thuế trong năm, không phải quyết toán nghĩa vụ khấu trừ vào cuối năm.

1.3. Đối với thu nhập không phải quyết toán thuế

Cá nhân không phải quyết toán thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ bảo hiểm không bắt buộc do người sử dụng lao động mua và đóng góp cho người lao động đã khấu trừ thuế theo thuế suất 10%.

2. Về việc uỷ quyền quyết toán thuế

Trường hợp người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì có thể uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự cho đơn vị trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định.

3. Về sửa đổi, bổ sung mẫu biểu, tờ khai thuế

Các mẫu biểu, tờ khai tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC đã thay thế toàn bộ mẫu biểu, tờ khai tương ứng tại Thông tư 156/2013/TT-BTC Các mẫu biểu, tờ khai mới được đánh số theo nguyên tắc phân nhóm theo đối tượng và tính chất để dễ nhớ, dễ phân biệt và mỗi nhóm có thể bổ sung hoặc cắt giảm mẫu mà không ảnh hưởng đến số thứ tự. Cụ thể:

- Nhóm mẫu có ký hiệu “01” dành cho cá nhân kinh doanh.

- Nhóm mẫu có ký hiệu “02” dành cho cá nhân tự khai thuế đối với tiền lương, tiền công.

- Nhóm mẫu có ký hiệu “03” dành cho cá nhân khai thuế đối với chuyển nhượng bất động sản.

- Nhóm mẫu có ký hiệu “04” dành cho cá nhân tự khai thuế đối với các loại thu nhập khác.

- Nhóm mẫu có ký hiệu “05” dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế từ tiền lương, tiền công.

- Nhóm mẫu có ký hiệu “06” dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế từ các loại thu nhập khác.

- Nhóm mẫu có ký hiệu “07” dành cho các mẫu đơn đề nghị của người nộp thuế (không bao gồm đơn đề nghị miễn giảm thuế).

- Nhóm mẫu có ký hiệu “08” dành cho các mẫu đơn liên quan đến miễn giảm thuế.

- Nhóm mẫu có ký hiệu “09” dành cho các mẫu liên quan đến xác nhận về người phụ thuộc.

(Theo Công văn 2994/TCT-TNCN ngày 24/7/2015 của Tổng cục Thuế)

 

 Nguồn: Thư viện pháp luật

Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/8/2015

Written by Tuesday, 28 July 2015 08:34
Published in Dân sự

Từ ngày 01/8/2015, hàng loạt chính sách mới liên quan đến lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp, tài chính nhà nước, dịch vụ pháp lý… bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, nổi bật là: 

1. Sửa đổi quy định xử phạt khi sử dụng lãng phí tài sản công

Theo đó, khi sử dụng lãng phí phương tiện thông tin liên lạc, điện, nước, xăng, dầu, sách báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách vượt tiêu chuẩn quy định sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng.

Ngoài ra, đối với tổ chức có hành vi mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp không đúng danh mục được phê duyệt thì mức phạt từ 1 – 20 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.

Nội dung này được quy định tại Nghị định 58/2015/NĐ-CP .

2. Người nước ngoài được phép mang ô tô nhà ở lưu động vào Việt Nam du lịch

Bên cạnh việc cho phép người nước ngoài mang xe ô tô chở khách có tay lái bên trái từ 9 chỗ ngồi trở xuống, xe mô tô vào Việt Nam du lịch như hiện nay theo Nghị định152/2013/NĐ-CP .

Nghị định 57/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2013/NĐ-CP , theo đó, bổ sung loại xe người nước ngoài được phép mang vào Việt Nam du lịch là xe ô tô nhà ở lưu động có tay lái ở bên trái.

3. Hướng dẫn áp dụng thuế, phí trong mời thầu mua sắm hàng hóa

Theo Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa thì giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu, trong đó có thuế, phí, lệ phí (nếu có). 

Thuế, phí, lệ phí được áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí theo quy định tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

- Đối với đấu thầu trong nước, khi đánh giá về giá phải xem xét cả chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

- Đối với đấu thầu quốc tế, khi đánh giá về giá không xem xét và không đưa vào để so sánh, xếp hạng nhà thầu đối với chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có). 

Trường hợp nhà thầu được xếp hạng thứ nhất thì chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) sẽ được xác định cụ thể trong bước thương thảo hợp đồng. Giá đề nghị trúng thầu, giá hợp đồng phải bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có).

4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao

Để được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

- Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 6 Luật công nghệ cao 2008. 

- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.

- Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm.

- Tổng chi cho nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%; đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 0,5%.

- Số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 5%. 

Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 2,5% nhưng không thấp hơn 15 người.

Đó là nội dung được quy định tại Quyết định 19/2015/QĐ-TTg .

5. Sửa đổi quy định bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho công chứng viên

Theo Thông tư 06/2015/TT-BTP thay thế Thông tư 11/2011/TT-BTP và Quyết định01/2008/TT-BTP , công chứng viên đang hành nghề phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm tối thiểu 3 ngày làm việc/năm (tương đương 24 giờ/năm).

Sẽ miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm trong trường hợp đã tham gia giảng dạy tại Học viện Tư pháp, tham gia giảng dạy tại một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm hoặc tham gia một khóa bồi dưỡng nghề công chứng ở nước ngoài trong năm đó.

Đồng thời, Thông tư 06/2015/TT-BTP còn quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên hàng năm bao gồm:

- Hội công chứng viên; trường hợp địa phương chưa thành lập Hội công chứng viên thì Sở Tư pháp thực hiện bồi dưỡng.

- Học viện Tư pháp.

6. Hướng dẫn đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Cụ thể, khi đánh giá cán bộ, công chức, viên chức cần phải căn cứ vào các nội dung sau:

- Đối với cán bộ, công chức: 

+ Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

 + Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh của cán bộ, ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo quản lý.

 + Chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình hoặc được giao, phê duyệt hoặc phân công.

- Đối với viên chức: theo quy định tại Điều 40 Luật Viên chức.

Từ các căn cứ đánh giá trên, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo 4 mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.

Xem chi tiết hướng dẫn đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức tại Nghị định56/2015/NĐ-CP .

7. Quy định mới về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi

Ngày 05/6/2015, Bộ Giao thông và Vận tải ban hành Thông tư 21/2015/TT-BGTVT về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt.

Theo đó, quy định rõ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của:

- Nhân viên đường sắt làm việc theo ban;

- Nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu.

Đồng thời, Thông tư còn đề cập đến nghỉ hàng tuần, hàng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ khác và các quy định khác.

Thông tư này thay thế cho Thông tư 23/1998/TT-BGTVT .

 

 

Một số vụ trộm cắp, giết người xảy ra gần đây như vụ án mạng kinh hoàng ở Bình Phước cho thấy tội phạm ngày càng manh động. Vì vậy, việc trang bị một số kỹ năng phòng chống là việc cần thiết.

Hãy xác định và phổ biến cho người thân rằng mạng người quý nhất, tài sản mất sẽ kiếm lại được, nên khi có kẻ xấu đột nhập vào nhà, chúng ta nên bình tĩnh rồi tùy cơ ứng biến. Dưới đây là một số mẹo phòng chống trộm mà ai cũng nên biết:

Thủy – Chi

Theo Công an nhân dân

Để đảm bảo thực hiện Luật Đầu tư 2014 từ ngày 01/7/2015, trong thời gian chờ Nghị định và Thông tư hướng dẫn về đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành công văn số 4332/BKHĐT-ĐTNN ngày 30/6/2015 về việc hướng dẫn thực hiện thủ tục và mẫu văn bản thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nội dung công văn như sau:

 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 112/QĐ-TTg  ngày 22/01/2015 về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đầu tư ra nước ngoài để hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài tại Tờ trình số 4327/TTr-BKHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã dự thảo Thông tư ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài thay thế cho Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007. Thông tư nêu trên sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngay sau khi Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài được Chính phủ ban hành.

Để đảm bảo thực hiện Luật Đầu tư 2014 từ ngày 01/7/2015, trong thời gian Nghị định và Thông tư hướng dẫn về đầu tư ra nước ngoài chưa có hiệu lực thi hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện thủ tục và mẫu văn bản thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau: 

A. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI DỰ ÁN THUỘC DIỆN PHẢI CÓ QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

I. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

1. Dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Đầu tư lập hồ sơ theo quy định tại Điều 55 của Luật Đầu tư.

2. Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 55 Luật Đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập.

3. Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư được áp dụng đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng có sử dụng đất.

Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư gồm một trong các loại sau:

a) Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất;

b) Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

c) Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất;

d) Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

4. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 58 của Luật Đầu tư.

5. Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 55 Luật đầu tư được thay thế bằng các văn bản sau:

a) Văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư được đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện dự án, bao gồm các nội dung chủ yếu: nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư, tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư cần đạt được;

b) Báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài để làm cơ sở cho việc chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại điểm a khoản này.

Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

 II. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Luật Đầu tư.

2. Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 55 Luật Đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập.

3. Các tài liệu quy định tại điểm c, d, đ, g khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư.

Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

B. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC DIỆN PHẢI CÓ QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

I. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật Đầu tư.

2. Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 59 Luật Đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập.

3. Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

4. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 58 của Luật Đầu tư.

Nhà đầu tư nộp 03 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

II. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định khoản 2 Điều 61 của Luật Đầu tư.

2. Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 61 của Luật Đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập.

3. Tài liệu quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 59 của Luật Đầu tư.

Nhà đầu tư nộp 03 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đă ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

C. MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài và Phụ lục hướng dẫn cách ghi (đính kèm).

Quý cơ quan có thể truy cập vào mục Thông báo trên website: http://fia.mpi.gov.vn để tải Mẫu các văn bản nêu trên.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Quý cơ quan liên hệ với Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tới Quý cơ quan để biết và phối hợp thực hiện./

 Biểu mẫu kèm theo

Theo Trang thông tin điện tử Đầu tư nước ngoài

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN ngày 30/6/2015 hướng dẫn thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư trong thời gian chờ Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật đầu tư được ban hành. Toàn văn nội dung công văn như sau:

 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 26/11/2014 (sau đây gọi là Luật đầu tư) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Ngày 16 tháng 6 năm 2015, Bộ Tư pháp đã có công văn số 118/BTP-PLDSKT về ý kiến thẩm định Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện Dự thảo Nghị định để trình Chính phủ. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Thông tư hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Thông tư nêu trên sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngay sau khi Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư được Chính phủ ban hành.

Để đảm bảo thực hiện Luật đầu tư từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, trong thời gian chờ Nghị định và Thông tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư như sau:

1. Tiếp nhận, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1.1. Cơ quan tiếp nhận, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Từ ngày 01/07/2015, thẩm quyền tiếp nhận, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật đầu tư 2014.

1.2. Quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản tạm thời để truy cập hệ thống. Tài khoản tạm thời được sử dụng để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ và chỉ có hiệu lực trong quá trình xử lý hồ sơ.

b) Trước khi nộp hồ sơ, nhà đầu tư không bắt buộc nhưng được khuyến khích kê khai trực tuyến thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn).

c) Cơ quan đăng ký đầu tư in giấy biên nhận hồ sơ từ Hệ thống và giao cho nhà đầu tư khi nộp hồ sơ.

d) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo nội dung không hợp lệ bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để nhà đầu tư sửa đổi hoặc bổ sung.

e) Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

          1.3. Mã số dự án

a) Mã số dự án là một dãy số gồm 10 chữ số, không thay đổi trong  quá trình hoạt động của dự án và không được cấp lại cho dự án khác. Khi dự án chấm dứt hoạt động thì mã số dự án chấm dứt hiệu lực. Mã số dự án được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

b) Đối với dự án đầu tư được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác, mã số dự án là số Giấy chứng nhận đầu tư, số Giấy phép đầu tư hoặc số của giấy tờ tương đương khác đã cấp cho dự án.

c) Trong trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư, dự án được cấp mã số thay thế cho số Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư đã cấp.

2. Tổ chức thực hiện

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chỉ đạo Cơ quan đăng ký đầu tư:

- Tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự án đầu tư theo quy trình tác nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

- Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước  ngoài tại địa chỉ: dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn để tải các Biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và công khai Biểu mẫu tại nơi tiếp nhận hồ sơ để nhà đầu tư biết, thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Quý Cơ quan liên hệ với Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hỗ trợ, hướng dẫn./.

 

Theo Trang thông tin điện tử Đầu tư nước ngoài

Những điểm mới của Luật Nhà ở 2014

Written by Wednesday, 01 July 2015 06:56
Published in Dân sự

 

Ngày 25/11/2014, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi). Luật nhà ở (sửa đổi) gồm 13 chương, 179 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015. So với Luật Nhà ở hiện hành có 9 Chương với 153 Điều thì Luật Nhà ở 2014 tăng thêm 4 Chương và 30 Điều. Luật này được đánh giá là sẽ có tác động lớn đối với hoạt động phát triển nhà ở. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam và một số nội dung thay đổi quan trọng, cụ thể:

 

1. Thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật nhà ở

Luật nhà ở 2014 chỉ điều chỉnh việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng; giao dịch; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.

Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo Luật kinh doanh bất động sản 2014.

(Điều 1 Luật nhà ở 2014)

 

2. Mở rộng đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Luật nhà ở 2014 bao gồm tổ chức, cá nhân và cả hộ gia đình có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng, giao.

(Điều 2 Luật nhà ở 2014)

 

3. Mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài (đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án hoặc tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân được phép nhập cảnh vào Việt Nam)

(Điều 7, Khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014)

 

4. Người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Đây là một trong những điểm nổi bật nhất của Luật Nhà ở (sửa đổi), đáp ứng được sự mong mỏi, kiến nghị của rất nhiều doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực BĐS. Thực tế, quy định về cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam đã được thí điểm trong 5 năm trở lại đây, tuy nhiên, các điều kiện thì rất khắt khe, khiến cho số lượng người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam rất ít ỏi. Luật Nhà ở (sửa đổi) đã nới lỏng các điều kiện cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Luật đã mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu hút nhân tài, nguồn lực cho đầu tư, phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Cụ thể giờ đây cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở trong nước như công dân trong nước.

Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; Thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm.

Đối tượng áp dụng gồm tổ chức, cá nhân người nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, Luật cũng quy định, các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư thương mại; nếu là nhà ở riêng lẻ (nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề) thì trên một đơn vị hành chính tương đương cấp phường chỉ được mua và sở hữu không quá 250 căn.

 

5. Bổ sung điều kiện được công nhận quyền sở hữunhà ở

(Điều 8, Khoản 2 Điều 159, Điều 160 Luật nhà ở 2014)

 

6. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở

- Mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua: kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc bên mua thanh toán đủ tiền mua. (Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thực hiện theo Luật kinh doanh bất động sản).

- Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà: kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở.

- Mua bán nhà ở trong trường hợp còn lại và thuê mua nhà ở: kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở (trừ trường hợp thỏa thuận khác).

(Căn cứ Điều 12 Luật nhà ở 2014)

 

7. Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

- Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

- Có vốn pháp định theo pháp luật kinh doanh bất động sản và có vốn ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo pháp luật về đầu tư.

- Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định pháp luật.

(Căn cứ Điều 21 Luật nhà ở 2014)

 

8. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và lựa chọn chủ đầu tư dự án

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại: phải được lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định.

- Lựa chọn chủ đầu tư dự án:

    + Thông qua 3 hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất và chỉ định đầu tư khi doanh nghiệp, hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện trên và có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất ở để xây dựng nhà ở thương mại.

    + Do cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh trước khi lựa chọn chủ đầu tư. Nếu dự án có quy mô lớn hay liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc diện đầu tư nhưng không thuộc trường hợp phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, công vụ bằng vốn đầu tư công thì theo Luật Đầu tư. Trường hợp phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư thì theo quyết định của Chính phủ.

(Căn cứ Điều 22, Khoản 1 và 4 Điều 23 Luật nhà ở 2014)

 

9. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại

- Do chủ đầu tư dựán quyết định lựa chọn nhưng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết, tiêu chuẩn,quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dựán của cơ quan có thẩm quyền.

- Căn hộ chung cư: phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

- Nhà ở riêng lẻ: phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

(Trước đây theo Luật nhà ở 2005 quy định tiêu chuẩn cho nhà chung cư, nhà ở riêng lẻvà nhà biệt thự)

(Căn cứ Điều 24 Luật nhà ở 2014)

 

10. Quyền của chủ đầu tư dự án

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án theo đúng quy định.

- Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở; huy động vốn, thu tiền cho thuê, cho thuê mua, tiền bán nhà ở theo Luật nhà ở 2014, Luật kinh doanh bất động sản 2014, hợp đồng đã ký kết.

- Thực hiện các quyền của người sử dụng đất và kinh doanh sản phẩm trong dự án theo pháp luật đất đai, kinh doanh bất động sản.

- Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án theo pháp luật kinh doanh bất động sản.

- Quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án theo quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền.

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nhà ở được xây dựng trong dự án khi có đủ điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở và tuân thủ pháp luật đất đai.

- Được hưởng ưu đãi của Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án.

- Các quyền khác.

(Căn cứ Điều 25 Luật nhà ở 2014)

 

11. Nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án

- Lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án theo pháp luật nhà ở và xây dựng.

- Ký quỹ để thực hiện dự án theo pháp luật đầu tư, đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo pháp luật kinh doanh bất động sản và bảo đảm năng lực tài chính để thực hiện dự án.

- Xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong dự án theo đúng quy hoạch chi tiết, nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền, tuân thủ thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở đã được phê duyệt.

- Dành diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội.

- Công khai trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở Ban quản lý dự án của mình: tên dự án, địa điểm đầu tư xây dựng, quy mô dự án, quy hoạch chi tiết của dự án, tiến độ thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, hình thức kinh doanh nhà ở và các nội dung khác liên quan đến kinh doanh bất động sản.

- Báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện dự án định kỳ và khi kết thúc theo pháp luật nhà ở và kinh doanh bất động sản.

- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng kinh doanh sản phẩm của dự án, giao nhà ở và các giấy tờ liên quan đến nhà ở giao dịch cho khách hàng, giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở và kinh doanh quyền sử dụng đất theo pháp luật kinh doanh bất động sản.

- Trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận, phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà trừ trường hợp họ tự nguyện làm thủ tục.

Nếu xây dựng nhà ở để cho thuê hoặc chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở như sau:

    + Hồ sơ: 

       i. Nhà ở tại đô thị và nông thôn được tạo lập trước 01/07/2006 phải có giấy tờ chứng minh tạo lập hợp pháp nhà ở hoặc có bản kê khai thông tin về nhà ở.

      ii. Nhà ở tại đô thị được tạo lập từ 01/07/2006 thì hồ sơ gồm giấy tờ chứng minh tạo lập hợp pháp nhà ở, giấy tờ xác định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở, hồ sơ hoàn công theo pháp luật xây dựng (nếu có).

      iii. Nhà ở tại nông thôn được tạo lập từ 01/07/2006, hồ sơ gồm: giấy tờ chứng minh tạo lập hợp pháp nhà ở và bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có).

      iv. Xây dựng nhà ở theo dự án, hồ sơ gồm dự án đầu tư xây dựng nhà ở và hồ sơ hoàn công.

    + Lưu trữ:

       i. Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện lưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn.

      ii. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh lưu trữ hồ sơ nhà ở của tổc hức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn.

      iii. Cơ quan có thẩm quyền khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận phải cung cấp thông tin về nhà ở cho cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp để thiết lập hồ sơ nhà ở.

UBND cấp tỉnh phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở tại địa phương để thống nhất các thông tin ghi trong hồ sơ nhà ở.

- Bảo hành nhà ở theo quy định và theo pháp luật xây dựng, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

- Chấp hành các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phát triển nhà ở, huy động vốn, ứng tiền trước của khách hàng, thực hiện các giao dịch về nhà ở và các hoạt động khác.

- Bồi thường nếu gây thiệt hại cho khách hàng hoặc cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư xây dựng nhà ở.

(Căncứ Điều 26, 76, 77 Luật nhà ở 2014)

 

12. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

- Đáp ứng yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trường hợp xây dựng nhà ở xã hội chưa có trong chươngtrình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt thì UBND cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến của HĐND cùng cấp trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự ánxây dựng nhà ở.

- UBND cấp tỉnh phải quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tưxây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.

- Dự án xây dựng nhà ở xã hội mà không thuộc khu vực phải lậpdự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội riêng để cho thuê thì chủ đầu tư phải dành tốithiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê; chủ đầu tư được hưởngcơ chế ưu đãi xây dựng nhà ở để cho thuê đối với phần diện tích 20% nhà ở xã hộiđể cho thuê và được bán nhà ở này cho người đang thuê theo quy định về bán nhà ởxã hội sau thời hạn 05 năm cho thuê.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải được cơ quan cóthẩm quyền quản lý, kiểm soát về chất lượng, tiêu chuẩn diện tích, giá thuê,giá thuê mua, giá bán và xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở.

(Căn cứ Điều 54 Luật nhà ở 2014)

 

13. Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội

-  Mỗi đối tượng được hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội trong cùng một thời gian chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội. Học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.

- Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

- Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.

- Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở, nếu trong 05 năm có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế TNCN.

- Sau 05 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp GCN, bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu đồng thời phải nộp tiền sử dụng đất và nộp thuế thu nhập. Nếu bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội, chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế TNCN.

- Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội. Nếu không bàn giao lại nhà ở thì UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.

Xử lý tiền thuê, tiền mua nhà ở được thực hiện theo pháp luật dân sự.

Xử lý tiền thuê mua nhà ở xã hội được thực hiện như sau:

    + Theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua nhà ở.

    + Nếu chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở mà bên thuê mua đã nhận bàn giao nhà ở thì bên thuê mua phải trả lại nhà ở này cho bên cho thuê mua; bên thuê mua được hoàn lại số tiền đã nộp lần đầu, trừ bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; hoặc sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua;

     +Nếu bên thuê mua nhà ở chết:

       i. Nếu có người thừa kế hợp pháp đang cùng sinh sống tại nhà ở đó thì người thừa kế hợp pháp đó được tiếp tục thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người thừa kế hợp pháp tự nguyện trả lại nhà ở thuê mua;

      ii. Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không cùng sinh sống tại nhà ở đó mà bên thuê mua nhà ở đã thực hiện được 2/3 thời hạn thuê mua thì người thừa kế hợp pháp được thanh toán hết số tiền tương ứng với 1/3 thời hạn thuê mua còn lại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCN đối với nhà ở đó.

      iii. Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không thuộc các trường hợp trên thì bên cho thuê mua được quyền thu hồi nhà ở và người thừa kế hợp pháp được hoàn trả số tiền mà bên thuê mua nhà ở đã nộp lần đầu có tính lãi suất theo quy định về lãi suất không kỳ hạn liên ngân hàng tại thời điểm hoàn trả;

      iv. Nếu không có người thừa kế hợp pháp thì số tiền thuê mua đã nộp lần đầu thuộc sở hữu của Nhà nước và bên cho thuê mua được thu hồi nhà ở thuê mua để ký hợp đồng thuê, thuê mua với đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

 

14. Chưa nhận nhà, người mua chỉ phải trả tối đa 70%

- Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được lựa chọn hình thức bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc bán nhà ở có sẵn.

- Bán, cho thuê mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai phải đủ các điều kiện:

    + Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt và có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.

    + Đã xây dựng xong phần móng của nhà ở và đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng của khu vực nhà ở được bán, cho thuê mua theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; đã giải chấp đối với trường hợp chủ đầu tư có thế chấp nhà ở này, trừngười mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý.

    + Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, trừ nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao.

- Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội có sẵn phải có đủ các điều kiện sau:

    + Khu vực nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán đã hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng.

    + Hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; nếu chủ đầu tư có thế chấp nhà ở thì phải giải chấp trước khi bán, cho thuê mua nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý.

    + Có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua, trừ nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư bằng nguồn vốnngân sách hoặc theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao.

    + Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

    + Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội không được ký hợp đồng thuê nhà ở xã hội hình thành trong tương lai.

Nếu đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt và có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng; đã xây dựng xong phần móng của nhà ở và đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng của khu vực nhà ở được bán, cho thuê mua theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; đã giải chấp đối với trường hợp chủ đầu tư có thế chấp nhà ở này, trừ người mua, thuêmua và bên nhận thế chấp đồng ý thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng đặt cọc và thu tiền đặt cọc thuê nhà ở tối đa bằng 12 tháng tiền thuê nhà tạm tính.

Sau khi nhà ở có đủ điều kiện cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội có sẵn thì chủ đầu tư được ký hợp đồng thuê nhà ở với người đã ký hợp đồng đặt cọc.

- Ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, phù hợp với tỷ lệhoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt nhưng tổng số tiền ứng trước của người mua không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

(Căn cứ Điều 63, Điểm b, c Khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở 2014)

 

15. Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở

- Vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

- Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trả trước.

- Vốn góp thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân.

- Vốn ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương) để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách xã hội thông qua các chương trình mục tiêu về nhà ở và thông qua việc xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua.

- Vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn vốn hợp phápkhác.

(Căn cứ Điều 67 Luật nhà ở 2014)

 

16. Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở

- Hình thức huy động vốn phải phù hợp đối với từng loại nhà ở.

- Huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theo pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý

- Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn và phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác.

- Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở.

- Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở và thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải được quản lý theo pháp luật và thỏa thuận của các bên.

(Căn cứ Điều 68 Luật nhà ở 2014)

 

17. Bổ sung vốn để phát triển nhà ở thương mại

So với Luật nhà ở 2005, Luật nhà ở 2014 bổ sung thêm nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại:

- Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư,hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

(Căn cứ Điều 69 Luật nhà ở 2014)

 

18. Bổ sung vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội

So với Luật nhà ở 2005, Luật nhà ở 2014 bổ sung thêm nguồn vốn thực hiện chính sách nhà ở xã hội:

- Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Vốn của đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

- Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.

(Căn cứ Điều 70 Luật nhà ở 2014)

 

19. Thời hạn sử dụng nhà chung cư

Luật cũng quy định thời hạn sử dụng đối với nhà chung cư căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý.

Đồng thời, Luật nhà ở 2014 đã siết chặt về tổ chức, quản lý nhà chung cư, cơ cấu lại tổ chức ban quản trị nhà chung cư. Đối với ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu sẽ được tổ chức theo mô hình tự quản.

Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư quy định tại khoản 1 điều 104 Luật nhà ở 2014.

 

20. Bổ sung thêm nhiều hình thức giao dịch nhà ở

Gồm các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở.

(Căn cứ Điều 117 Luật nhà ở 2014)

 

21. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

- Đối với nhà ở cho thuê:

    + Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

    + Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.

    + Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

    + Bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

- Đối với mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở:

    + Các điều kiện trên, trừ bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

    + Có Giấy chứng nhận.

Tuy nhiên, một số trường hợp giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:

     i. Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.

    ii.Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

    iii. Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở trong trường hợp bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở, nếu trong 05 năm có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế TNCN.

    iv. Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

    v. Nhận thừa kế nhà ở.

    vi. Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Chính phủ sẽ quy định các giấy tờ chứng minh trong trường hợp trên.

- Mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai:

     +Có Giấy chứng nhận.

    + Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

(Căn cứ Điều 118 Luật nhà ở 2014)

 

22. Mở rộng điều kiện của các bên tham gia giao dịch nhà ở

- Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở:

    + Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để giao dịch về nhà ở. Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.

    + Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để giao dịch về nhà ở, nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

- Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở:

    +  Đối với cá nhân trong nước: phải có đủ năng lực hành vi dân sự để giao dịch nhà ở vàkhông bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

    + Đối với cá nhân nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để giao dịch nhà ở và phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại VN, đồng thời không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

    + Đối với tổ chức trong nước: phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập.

    + Đối với tổ chức nước ngoài: phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại VN, nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại VN theo pháp luật kinh doanh bất động sản.

(Căn cứ Điều 120 Luật nhà ở 2014)

 

23. Điều chỉnh trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở

- Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (hợp đồng về nhà ở).

Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.

- Các bên thỏa thuận để 01 bên nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư phải làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ khi bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

- Cơ quan có thẩm quyền khi cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.

(Căn cứ Điều 120 Luật nhà ở 2014)

 

24. Cụ thể hóa công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhà ở

- Mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải công chứng, chứng thực hợp đồng trừ trường hợp tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có 01 bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng này là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

- Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán,cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có 01 bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng này là thời điểm ký kết hợp đồng.

- Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực.

- Công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.

Chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà ở.

(Căn cứ Điều 122 Luật nhà ở 2014)

 

25. Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

- Mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở đó trong 01 thời hạn nhất định cho bên mua.

- Bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.

Bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định.

(Căn cứ Điều 123 Luật nhà ở 2014)

 

26. Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở, văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.

Nếu Nhà nước có quy định về giá mua bán nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

(Căn cứ Điều 124 Luật nhà ở 2014)

 

27. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần

Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.

(Căn cứ Điều 125 Luật nhà ở 2014)

 

28. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác (trước đây quy định là 03 tháng).

(Căn cứ Điều 126 Luật nhà ở 2014)

 

29. Cụ thể hóa giải quyết tranh chấp về nhà ở

- Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở,hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư do Tòa án nhân dân giải quyết.

- Tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do UBND cấp tỉnh giải quyết đối với nhà ở được giao cho địa phương quản lý, Bộ Xây dựng giải quyết đối với nhà ở được giao cho cơ quan trung ương quản lý.

Trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo pháp luật về tố tụng hành chính.

- Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư do UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở đó giải quyết.

Trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo pháp luật về tố tụng hành chính.

(Căn cứ Điều 177 Luật nhà ở 2014)

 

30. Điều chỉnh nội dung xử lý đối với người vi phạm pháp luật về nhà ở

Người có hành vi vi phạm sau đây khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở; thẩm định, phê duyệt dự án xây dựng nhà ở; quyết định, thẩm định giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở; thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở; xác định nghĩa vụ tài chính về nhà ở; quản lý, cung cấp thông tin về nhà ở và quy định khác trong việc phát triển, quản lý, giao dịch về nhà ở.

- Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về nhà ở hoặc có hành vi vi phạm khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển nhà ở, của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng hợp pháp nhà ở;

- Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, quy định về báo cáo, thống kê trong phát triển và quản lý nhà ở.

Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý như trên còn phải bồi thường thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

(Căn cứ Điều 179, 180 Luật nhà ở 2014)

NGƯỜI TIÊU DÙNG NÊN ỨNG XỬ NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC SẢN PHẨM “LỖI”

Trong thời gian vừa qua, xuất hiện rất nhiều phản ánh của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm từ hàng hóa họ mua có vấn đề. Rõ ràng, trong các trường hợp này, quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một thực tế tồn tại hiện nay, đó là không phải người tiêu dùng nào cũng biết cách ứng xử phù hợp và bảo vệ mình khi bị xâm hại. Minh chứng cụ thể và được đông đảo dư luận đang quan tâm chính là vụ việc anh Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang) bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản của Công ty Tân Hiệp Phát. Trước đó, anh Minh đã yêu cầu công ty phải đưa 500 triệu đồng, nếu không anh sẽ cung cấp cho báo chí và in tờ rơi phát tán việc trong một chai nước giải khát của công ty có ruồi. Vậy, người tiêu dùng phải ứng xử ra sao khi gặp phải tình huống tương tự?

 

khốn khổ vì vướng mắc trong việc xin giấy phép vào ViệtNam làm việc. Dư luận cho rằng, với những quy định thiếu thực tế hiện nay, ngay cả tỷ phú Bill Gates hay ông chủ facebook cũng không có “cửa” để vào ViệtNam làm việc (vì chưa có bằng đại học).

Lại thêm một vụ tranh chấp rắc rối liên quan đến Thông tư 14/2010. Cấp sơ thẩm dựa vào thông tư này tuyên hợp đồng thế chấp khi chủ tài sản đang có nghĩa vụ trả nợ là vô hiệu, cấp phúc thẩm lại dựa vào tính hợp pháp của hợp đồng để công nhận.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 218/2013/NĐ-CP về thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (DN).

Theo quy định, để được tính vào chi phí tính thuế thu nhập DN, khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.


Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126
Page 1 of 2

Chúng tôi trên FaceBook

Xem nhiều nhất

Luật sư doanh nghiệp

Công ty Luật LDL với một đội ngũ luật sư trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, c

TƯ VẤN, THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Đồng hành với các dịch vụ  tư vấn pháp lý khác, Công ty Luật TNHH LDL hân hạnh cung cấp dịch vụ pháp

Tư vấn mua bán, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp

Đội ngũ luật sư về mua bán, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp của chúng tôi có bề dày kinh nghiệm tư

Tư vấn pháp lý về lao động

Công ty Luật LDL cung cấp các dịch vụ và tư vấn pháp lý về lao động: Hợp đồng lao động, Nội quy lao

You are here:   HomeTin pháp luật