Cùng chúng tôi trên:

Quyền về tài sản vợ chồng trong thời gian ly thân

Quyền về tài sản vợ chồng trong thời gian ly thân

Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời gian ly thân không khác biệt so với lúc chung…

Thủ tục chia thừa kế cho con ngoài giá thú

Thủ tục chia thừa kế cho con ngoài giá thú

Luật Hôn nhân và gia đình cho phép con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong…

Người tiêu dùng ứng xử như thế nào khi gặp sản phẩm "lỗi"

Người tiêu dùng ứng xử như thế nào khi gặp sản phẩm "lỗi"

NGƯỜI TIÊU DÙNG NÊN ỨNG XỬ NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC SẢN PHẨM “LỖI” Trong thời gian vừa qua, xuất hiện…

Kỹ năng cơ bản phòng chống trộm, cướp đột nhập

Kỹ năng cơ bản phòng chống trộm, cướp đột nhập

Một số vụ trộm cắp, giết người xảy ra gần đây như vụ án mạng kinh hoàng ở Bình Phước…

Frontpage Slideshow | Copyright © 2006-2011 CuongNQ Ltd.

Tư vấn 2

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trong thời gian chờ đợi Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành và có hiệu lực. Dưới đây sẽ là tổng hợp các câu hỏi và giải đáp liên quan đến việc áp dụng Luật mới:

I. Nhóm vấn đề liên quan đến chuyển đổi từ Luật doanh nghiệp 2005 sangLuật doanh nghiệp 2014 (hiệu lực từ ngày 01/7/2015)

1. Hỏi: Cho đến ngày 01/7/2015, các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp trong đó có Nghị định về đăng ký doanh nghiệp (thay Nghị định 43/2010/NĐ-CP) và Thông tư hướng dẫn (thay Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT) đã được ban hành hay chưa?

Trả lời: Chưa được ban hành. Dự kiến sẽ được ban hành vào trung tuần tháng 7/2015 và có hiệu lực vào đầu tháng 9/2015.

2. Hỏi: Vậy trong thời gian chờ Nghị định, Thông tư được ban hành và có hiệu lực thì sẽ áp dụng theo các quy định nào?

Trả lời: Những điểm đã rõ trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 sẽ được áp dụng ngay. Ngoài ra, những quy định tại các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật DN 2005 nhưng không trái với quy định của Luật mới vẫn còn hiệu lực.

3. Hỏi: Có đúng là, cứ văn bản được hướng dẫn (Luật Doanh nghiệp 2005 chẳng hạn) hết hiệu lực thì các Nghị định hướng dẫn thực hiện (như Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp), Thông tư (như Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT) ... cũng hết hiệu lực?

Trả lời: Sai!

Khoản 1, điều 9, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định rõ:"Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

Như thế, cho đến nay (01/7/2015), chưa có văn bản nào nêu là bãi bỏ Nghị định43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp nên các văn bản này đương nhiên vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên cũng rất cần phải hiểu rằng những quy định nào của Nghị định và Thông tư .v.v. mà trái với Luật mới thì đương nhiên sẽ bị vô hiệu.

4. Hỏi: Các doanh nghiệp có phải đổi Giấy chứng nhận ĐKDN, ĐKDN ... đã cấp theo Luật cũ để được cấp theo Luật mới?

Trả lời: Không. Các Giấy chứng nhận ĐKDN, ĐKKD (kể cả Giấy chứng nhận đầu tư kiêm ĐKKD; Giấy phép đầu tư kiêm ĐKKD ....) được cấp theo các Luật cũ sẽ còn nguyên giá trị. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung ĐKKD hoặc có nhu cầu đổi sang Giấy chứng nhận theo Luật mới thì sẽ cấp mới Giấy chứng nhận ĐKDN theo Luật mới.

5. Hỏi: Việc cấp thành Giấy chứng nhận ĐKDN riêng, Giấy chứng nhận đầu tư riêng như vậy có làm thay đổi quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp hay không?

Trả lời: Không. Việc tách thành hai Giấy chứng nhận sẽ không làm thay đổi về dự án đầu tư, hợp đồng thuê đất (nếu có), nghĩa vụ thuế .v.v. nói riêng cũng như mọi quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp nói chung.

6. Hỏi: Sẽ sử dụng mã số nào để làm mã số doanh nghiệp, chi nhánh ...?

Trả lời: Trong tất cả các trường hợp đều dùng mã số thuế làm mã số doanh nghiệp, chi nhánh ...

II. Nhóm vấn đề liên quan đến ngành nghề kinh doanh

1. Hỏi: Có đúng là từ ngày 01/7/2015, khi Luật mới có hiệu lực, doanh nghiệp sẽ không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh mà được tự do kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm?

Trả lời: Sai! Doanh nghiệp vẫn phải ghi ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và mỗi khi thay đổi, bổ sung vẫn phải gửi thông báo đến cơ quan ĐKKD. Chỉ không ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà thôi.

2. Hỏi: Thế nghĩa là hồ sơ do doanh nghiệp thành lập vẫn phải ghi ngành nghề kinh doanh như cũ, cái mới chỉ khác là không ghi trong Giấy chứng nhận ĐKDN do cơ quan ĐKKD cấp ra mà thôi?

Trả lời: Đúng!

3. Hỏi: Sao không bỏ việc ghi ngành nghề luôn cả đi (bỏ cả trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và cả trong giấy chứng nhận) mà lại bỏ "một nửa" như vậy?

Trả lời: Đúng là khi Luật chưa thông qua, cũng có một số ý kiến đề nghị bỏ thì bỏ luôn cả, khi doanh nghiệp hoạt động ngành, nghề nào thì tuân theo pháp luật chuyên ngành của ngành, nghề đó. Tuy vậy, cuối cùng, Luật quy định là chỉ không ghi trong giấy chứng nhận mà vẫn phải ghi trong hồ sơ của doanh nghiệp và ngành nghề được ghi nhận trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là phải thực hiện theo Luật. Tương tự như vậy ở các lĩnh vực khác (các câu hỏi khác), cái gì Luật đã quy định thì có nghĩa là phải thực hiện, chúng ta không bàn là tại sao Luật lại quy định như thế này mà không quy định như thế kia (cái này chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đóng góp ý kiến khi Luật chưa thông qua). Sau này, khi thực hiện, thấy cái gì bất hợp lý, cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung thì lại là việc khác, còn bây giờ, nhiệm vụ trước mắt chúng ta là phải triển khai thực hiện Luật thật tốt.

4. Hỏi: Trước kia, muốn biết doanh nghiệp kinh doanh gì chỉ cần xem Giấy CN ĐKDN, vậy bây giờ không ghi trong Giấy chứng nhận nữa thì xem ở đâu?

Trả lời: Khi đó ta phải tra cứu thông tin về doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: dangkykinhdoanh.gov.vn; cũng có thể xem ở hồ sơ, điều lệ công ty .v.v.

5. Hỏi:Dùng thông tin tra cứu trên mạng như thế có đáng tin cậy hay không? Nhỡ người ta cứ đòi bản xác nhận bằng giấy thì sao?

Trả lời: Đương nhiên là tin cậy. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, những thông tin được đăng tải trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉdangkykinhdoanh.gov.vn có giá trị như thông tin của văn bản bằng giấy. Trường hợp có yêu cầu phải có bản bằng giấy thì cũng có thể in ra từ hệ thống này.

6. Hỏi:Như thế thì cải cách được cái gì?

Trả lời: Cải cách được khá nhiều. Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 nêu một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp là: "Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ...". Trong khi đóĐiều 8 (Nghĩa vụ của doanh nghiệp) của Luật Doanh nghiệp 2014 đã không còn nêu quy định này, rõ ràng quy định mới thông thoáng hơn nhiều. Quy định này còn mở đường cho hàng loạt các thay đổi tương ứng của pháp luật dân sự, hình sự .v.v., tuân theo các quy định của Hiến pháp 2013.

Theo quy định mới, khi doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh (một trong những nội dung bị thay đổi nhiều nhất) thì chỉ cần gửi thông báo đến cơ quan ĐKKD mà không phải cấp mới Giấy CNĐKDN (do Giấy CN ĐKDN không ghi ngành nghề). Việc này sẽ rất thuận lợi, nhanh chóng cho doanh nghiệp. Quan trọng là việc muốn biết doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề gì .v.v. thì phải truy cập trang dangkykinhdoanh.gov.vn nhất định sẽ tạo thói quen tìm hiểu thông tin, giao dịch với doanh nghiệp (về rất nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ là ngành nghề) trên mạng điện tử, từ đó đương nhiên nâng cao được việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tế.

7. Hỏi: Việc không ghi ngành nghề trong Giấy chứng nhận ĐKDN có gây khó khăn cho doanh nghiệp, bạn hàng, các cơ quan nhà nước .v.v. khác không?

Trả lời: Ban đầu, chắc chắn sẽ có không ít khó khăn, vướng mắc do chúng ta có thói quen, tập quán xem văn bản, có ký tá, đóng dấu ... đã được in sâu trong tâm trí từ trước đến nay, trở thành căn cứ của niềm tin. Trong khi việc sử dụng thông tin, giao dịch trên mạng điện tử, chữ ký số ... thì lại chưa tạo thành thói quen, chưa tạo thành tập quán, chưa tạo niềm tin cao ...  Tuy vậy, tin rằng mọi bỡ ngỡ ban đầu sẽ nhanh chóng qua đi. Để làm được việc này, rất cần đòi hỏi phải làm thật tốt công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin thật đầy đủ, chuẩn xác cho xã hội, cộng đồng doanh nghiệp .v.v. Đã có không ít báo chí, rồi có người do nghiên cứu không kỹ luật .v.v. nêu là sau ngày 01/7/2015 cứ ngành nghề không cấm là doanh nghiệp được tự do kinh doanh, không phải đăng ký, tuân thủ .v.v. cái gì cả??? Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định như vậy nhưng thực tế thì không ít người đang hiểu theo cách này.

8. Hỏi: Xin hỏi câu hỏi đã được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần rằng: có phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu hay không?

Trả lời: Cũng xin nhắc lại là xuất nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp, không phải là ngành nghề kinh doanh. Trong hồ sơ ĐKKD, hoạt động xuất nhập khẩu được ghi ở mục thông tin đăng ký thuế chứ không phải ghi ở mục ngành nghề kinh doanh. Khoản 5, điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu: Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp.

9. Hỏi: Vậy tại sao có một số Nghị định, Thông tư, Văn bản khác .... thuộc các lĩnh vực chuyên ngành lại ghi là doanh nghiệp phải có ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu (một ngành nghề cụ thể nào đó)?

Trả lời: Trong các trường hợp đó, phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, vì xuất nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp được ghi trong Luật Doanh nghiệp, không phải là ngành nghề kinh doanh. Các văn bản khác quy định doanh nghiệp phải có ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu là trái Luật và đều bị vô hiệu điều khoản đó.

Trường hợp doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ xuất nhập khẩu, hay ủy thác xuất nhập khẩu .v.v. thì mới coi đó là một ngành nghề kinh doanh (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh) và phải đăng ký.

10. Hỏi: Có đúng là từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp sẽ không phải nộp chứng chỉ hành nghề, văn bản xác nhận vốn pháp định khi đăng ký doanh nghiệp hay không?

Trả lời: Đúng.

11. Hỏi: Giấy chứng nhận ĐKDN là giấy phép kinh doanh, đúng hay sai?

Trả lời: Sai. Giấy chứng nhận ĐKDN không phải là giấy phép kinh doanh!

Khoản 12, điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu"Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vănbản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp".

12. Hỏi: Vậy ai sẽ thực hiện quản lý nhà nước đối với chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định, các điều kiện kinh doanh khác .v.v.?

Trả lời: Khoản 1, điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu nghĩa vụ của doanh nghiệp là: "Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh".

Như vậy, khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp luôn phải chấp hành đầy đủ các điều kiện kinh doanh. Chứng chỉ hành nghề hay văn bản xác nhận vốn pháp định cũng là một trong những điều kiện kinh doanh. Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV ngày 28/5/2015 nêu nguyên tắc phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là: "Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải được phân định rõ ràng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cơ quan quản lý nhà nước cụ thể. Các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước; mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực tương ứng".

III. Nhóm vấn đề liên quan đến góp vốn thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

1. Hỏi:  Có đúng là từ ngày 01/7/2015, tất cả những ai muốn thành lập doanh nghiệp, kể cả trong nước hay ngoài nước đều phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh để cấp Giấy chứng nhận ĐKDN hay không?

Trả lời: Đúng.

Tuy vậy cần phân biệt là đối với nhà đầu tư nước ngoài dự định thành lập doanh nghiệp mà họ chiếm đến 51% vốn điều lệ trở nên thì cần làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước rồi sau đó mới làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tại cơ quan ĐKKD.

2. Hỏi: Vậy trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam thì sao?

Trả lời: Được chia ra hai tình huống. Nếu mua dưới 51% Vốn điều lệ thì làm thủ tục như đối với nhà đầu tư trong nước. Nếu mua trên 51% Vốn điều lệ thì nhà đầu tư nước ngoài phải làm hồ sơ xin ý kiến của Sở KH&ĐT, sau khi Sở có văn bản đồng ý thì sẽ làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan ĐKKD.

Chi tiết, đề nghị Quý vị đọc tài liệu (Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam)được đính kèm bộ hỏi đáp này.

3. Hỏi: Vậy cơ quan nào sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Trả lời: Sở KH&ĐT sẽ là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

IV. Nhóm vấn đề liên quan đến con dấu doanh nghiệp

1. Hỏi: Có đúng là từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp được bỏ con dấu?

Trả lời: Sai.

Từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp được tự quyết định về số lượng, hình thức, nội dung con dấu. Việc quản lý, sử dụng, lưu giữ con dấu được quy định tại điều lệ công ty. Luật Doanh nghiệp 2014 trao quyền tự quyết (về con dấu doanh nghiệp)cho doanh nghiệp chứ Luật Doanh nghiệp 2014 không bảo là bỏ con dấu. Như thế nghĩa là việc sử dụng hay không sử dụng con dấu là quyền của doanh nghiệp. Đương nhiên việc này cũng không chỉ một mình doanh nghiệp mà quyết định được, còn liên quan đến đối tác, khách hàng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác .v.v. để xem họ có yêu cầu mình có phải sử dụng con dấu hay không, sự thay đổi có lẽ cũng phải từ từ.

2. Hỏi: Vậy "ai" làm con dấu cho doanh nghiệp?

Trả lời: Nếu doanh nghiệp "khéo tay" thì thậm chí có thể tự khắc dấu. Bằng không, doanh nghiệp có thể tới các doanh nghiệp khắc dấu chuyên nghiệp để thuê họ khắc dấu.

3. Hỏi: Dấu cứ khắc xong là dùng luôn hay như thế nào? Có phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (như Công an đang làm hiện nay) nữa hay không?

Trả lời: Sau khi khắc con dấu xong, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan ĐKKD để cơ quan này đăng tải trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (dangkykinhdoanh.gov.vn). Đồng thời, cơ quan ĐKKD sẽ cấp cho Doanh nghiệp một Văn bản xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (thay cho Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp như hiện nay).

V. Nhóm vấn đề liên quan đến Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn

1. Hỏi: Có phải là Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn đang trở nên quan trọng và không thể thiếu đối với doanh nghiệp, đối tác, quản lý nhà nước, cộng đồng .v.v.?

Trả lời:Đúng như vậy.

Khoản 5, điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu: "Cổng thông tin quốc giavề đăng ký doanh nghiệp là cổng thông tin điện tử được sử dụng để đăng ký doanh nghiệp qua mạng, truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp"

2. Hỏi: Vậy cổng có những tiện ích gì?

Trả lời: Có rất nhiều tiện ích được thực hiện tại cổng này. Chỉ cần truy cập là Quý vị có thể thấy ngay. Chẳng hạn để tìm hiểu về một doanh nghiệp, Quý vị chỉ cần gõ tên hoặc mã số doanh nghiệp (mã số thuế) vào, cổng sẽ cung cấp thông tin về doanh nghiệp và tình trạng hoạt động của nó. Cổng cũng cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng, chỉ cần ngồi ở nhà, mọi người cũng có thể thành lập doanh nghiệp mà không phải tới cơ quan nhà nước để làm thủ tục theo cách truyền thống ... Cổng có chức năng cung cấp thông tin cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong đó, chức năng cực kỳ quan trọng của Cổng là giúp minh bạch thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phấn đấu cung cấp thông tin toàn diện, đầy đủ về "đời sống" của Pháp nhân. Doanh nghiệp nào có vi phạm về hoạt động sản xuất, kinh doanh, bỏ trụ sở, không chấp hành các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trốn thuế, vi phạm về sở hữu trí tuệ, môi trường .v.v. sẽ được công khai tất cả trên cổng này. Nghĩa là doanh nghiệp phải rất giữ gìn hình ảnh, thương hiệu .v.v. của mình vì ngoài sự giám sát, kiểm tra của nhà nước sẽ có sự giám sát của hàng loạt "kênh" khác. Đó là cộng đồng, đối thủ cạnh tranh, chủ nợ, khách hàng, công luận, hội, hiệp hội .v.v. Việc chủ động sử dụng Cổng thông tin cũng mang lại kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả quản lý đối với doanh nghiệp sau đăng ký; chấm dứt hàng loạt các đề nghị cơ quan ĐKKD (đến từ cơ quan công an, tòa án, báo chí, cộng đồng doanh nghiệp, dân cư .v.v.) cung cấp thông tin về doanh nghiệp .v.v. 

3. Hỏi: Như vậy Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia này là cực kỳ quan trọng và rất hữu ích?

Trả lời: Đúng như vậy. Ngày 22/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 714/QĐ-TTg năm 2015 về Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, bao gồm 6 Cơ sở dữ liệu quốc gia, trong đó có Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì Cổng thông tin ĐKDN quốc gia chứa đựng hầu hết thông tin về doanh nghiệp. Chi tiết, đề nghị Quý vị xem Quyết định số 714/QĐ-TTg được đính kèm bộ hỏi đáp này.  

(Căn cứ Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD năm 2015) 

 

 Nguồn: Thư viện pháp luật.

 

Ngày 25/11/2014, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi). Luật nhà ở (sửa đổi) gồm 13 chương, 179 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015. So với Luật Nhà ở hiện hành có 9 Chương với 153 Điều thì Luật Nhà ở 2014 tăng thêm 4 Chương và 30 Điều. Luật này được đánh giá là sẽ có tác động lớn đối với hoạt động phát triển nhà ở. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam và một số nội dung thay đổi quan trọng, cụ thể:

 

1. Thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật nhà ở

Luật nhà ở 2014 chỉ điều chỉnh việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng; giao dịch; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.

Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo Luật kinh doanh bất động sản 2014.

(Điều 1 Luật nhà ở 2014)

 

2. Mở rộng đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Luật nhà ở 2014 bao gồm tổ chức, cá nhân và cả hộ gia đình có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng, giao.

(Điều 2 Luật nhà ở 2014)

 

3. Mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài (đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án hoặc tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân được phép nhập cảnh vào Việt Nam)

(Điều 7, Khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014)

 

4. Người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Đây là một trong những điểm nổi bật nhất của Luật Nhà ở (sửa đổi), đáp ứng được sự mong mỏi, kiến nghị của rất nhiều doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực BĐS. Thực tế, quy định về cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam đã được thí điểm trong 5 năm trở lại đây, tuy nhiên, các điều kiện thì rất khắt khe, khiến cho số lượng người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam rất ít ỏi. Luật Nhà ở (sửa đổi) đã nới lỏng các điều kiện cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Luật đã mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu hút nhân tài, nguồn lực cho đầu tư, phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Cụ thể giờ đây cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở trong nước như công dân trong nước.

Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; Thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm.

Đối tượng áp dụng gồm tổ chức, cá nhân người nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, Luật cũng quy định, các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư thương mại; nếu là nhà ở riêng lẻ (nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề) thì trên một đơn vị hành chính tương đương cấp phường chỉ được mua và sở hữu không quá 250 căn.

 

5. Bổ sung điều kiện được công nhận quyền sở hữunhà ở

(Điều 8, Khoản 2 Điều 159, Điều 160 Luật nhà ở 2014)

 

6. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở

- Mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua: kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc bên mua thanh toán đủ tiền mua. (Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thực hiện theo Luật kinh doanh bất động sản).

- Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà: kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở.

- Mua bán nhà ở trong trường hợp còn lại và thuê mua nhà ở: kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở (trừ trường hợp thỏa thuận khác).

(Căn cứ Điều 12 Luật nhà ở 2014)

 

7. Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

- Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

- Có vốn pháp định theo pháp luật kinh doanh bất động sản và có vốn ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo pháp luật về đầu tư.

- Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định pháp luật.

(Căn cứ Điều 21 Luật nhà ở 2014)

 

8. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và lựa chọn chủ đầu tư dự án

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại: phải được lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định.

- Lựa chọn chủ đầu tư dự án:

    + Thông qua 3 hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất và chỉ định đầu tư khi doanh nghiệp, hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện trên và có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất ở để xây dựng nhà ở thương mại.

    + Do cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh trước khi lựa chọn chủ đầu tư. Nếu dự án có quy mô lớn hay liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc diện đầu tư nhưng không thuộc trường hợp phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, công vụ bằng vốn đầu tư công thì theo Luật Đầu tư. Trường hợp phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư thì theo quyết định của Chính phủ.

(Căn cứ Điều 22, Khoản 1 và 4 Điều 23 Luật nhà ở 2014)

 

9. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại

- Do chủ đầu tư dựán quyết định lựa chọn nhưng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết, tiêu chuẩn,quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dựán của cơ quan có thẩm quyền.

- Căn hộ chung cư: phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

- Nhà ở riêng lẻ: phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

(Trước đây theo Luật nhà ở 2005 quy định tiêu chuẩn cho nhà chung cư, nhà ở riêng lẻvà nhà biệt thự)

(Căn cứ Điều 24 Luật nhà ở 2014)

 

10. Quyền của chủ đầu tư dự án

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án theo đúng quy định.

- Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở; huy động vốn, thu tiền cho thuê, cho thuê mua, tiền bán nhà ở theo Luật nhà ở 2014, Luật kinh doanh bất động sản 2014, hợp đồng đã ký kết.

- Thực hiện các quyền của người sử dụng đất và kinh doanh sản phẩm trong dự án theo pháp luật đất đai, kinh doanh bất động sản.

- Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án theo pháp luật kinh doanh bất động sản.

- Quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án theo quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền.

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nhà ở được xây dựng trong dự án khi có đủ điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở và tuân thủ pháp luật đất đai.

- Được hưởng ưu đãi của Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án.

- Các quyền khác.

(Căn cứ Điều 25 Luật nhà ở 2014)

 

11. Nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án

- Lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án theo pháp luật nhà ở và xây dựng.

- Ký quỹ để thực hiện dự án theo pháp luật đầu tư, đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo pháp luật kinh doanh bất động sản và bảo đảm năng lực tài chính để thực hiện dự án.

- Xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong dự án theo đúng quy hoạch chi tiết, nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền, tuân thủ thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở đã được phê duyệt.

- Dành diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội.

- Công khai trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở Ban quản lý dự án của mình: tên dự án, địa điểm đầu tư xây dựng, quy mô dự án, quy hoạch chi tiết của dự án, tiến độ thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, hình thức kinh doanh nhà ở và các nội dung khác liên quan đến kinh doanh bất động sản.

- Báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện dự án định kỳ và khi kết thúc theo pháp luật nhà ở và kinh doanh bất động sản.

- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng kinh doanh sản phẩm của dự án, giao nhà ở và các giấy tờ liên quan đến nhà ở giao dịch cho khách hàng, giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở và kinh doanh quyền sử dụng đất theo pháp luật kinh doanh bất động sản.

- Trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận, phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà trừ trường hợp họ tự nguyện làm thủ tục.

Nếu xây dựng nhà ở để cho thuê hoặc chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở như sau:

    + Hồ sơ: 

       i. Nhà ở tại đô thị và nông thôn được tạo lập trước 01/07/2006 phải có giấy tờ chứng minh tạo lập hợp pháp nhà ở hoặc có bản kê khai thông tin về nhà ở.

      ii. Nhà ở tại đô thị được tạo lập từ 01/07/2006 thì hồ sơ gồm giấy tờ chứng minh tạo lập hợp pháp nhà ở, giấy tờ xác định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở, hồ sơ hoàn công theo pháp luật xây dựng (nếu có).

      iii. Nhà ở tại nông thôn được tạo lập từ 01/07/2006, hồ sơ gồm: giấy tờ chứng minh tạo lập hợp pháp nhà ở và bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có).

      iv. Xây dựng nhà ở theo dự án, hồ sơ gồm dự án đầu tư xây dựng nhà ở và hồ sơ hoàn công.

    + Lưu trữ:

       i. Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện lưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn.

      ii. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh lưu trữ hồ sơ nhà ở của tổc hức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn.

      iii. Cơ quan có thẩm quyền khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận phải cung cấp thông tin về nhà ở cho cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp để thiết lập hồ sơ nhà ở.

UBND cấp tỉnh phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở tại địa phương để thống nhất các thông tin ghi trong hồ sơ nhà ở.

- Bảo hành nhà ở theo quy định và theo pháp luật xây dựng, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

- Chấp hành các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phát triển nhà ở, huy động vốn, ứng tiền trước của khách hàng, thực hiện các giao dịch về nhà ở và các hoạt động khác.

- Bồi thường nếu gây thiệt hại cho khách hàng hoặc cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư xây dựng nhà ở.

(Căncứ Điều 26, 76, 77 Luật nhà ở 2014)

 

12. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

- Đáp ứng yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trường hợp xây dựng nhà ở xã hội chưa có trong chươngtrình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt thì UBND cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến của HĐND cùng cấp trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự ánxây dựng nhà ở.

- UBND cấp tỉnh phải quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tưxây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.

- Dự án xây dựng nhà ở xã hội mà không thuộc khu vực phải lậpdự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội riêng để cho thuê thì chủ đầu tư phải dành tốithiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê; chủ đầu tư được hưởngcơ chế ưu đãi xây dựng nhà ở để cho thuê đối với phần diện tích 20% nhà ở xã hộiđể cho thuê và được bán nhà ở này cho người đang thuê theo quy định về bán nhà ởxã hội sau thời hạn 05 năm cho thuê.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải được cơ quan cóthẩm quyền quản lý, kiểm soát về chất lượng, tiêu chuẩn diện tích, giá thuê,giá thuê mua, giá bán và xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở.

(Căn cứ Điều 54 Luật nhà ở 2014)

 

13. Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội

-  Mỗi đối tượng được hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội trong cùng một thời gian chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội. Học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.

- Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

- Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.

- Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở, nếu trong 05 năm có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế TNCN.

- Sau 05 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp GCN, bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu đồng thời phải nộp tiền sử dụng đất và nộp thuế thu nhập. Nếu bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội, chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế TNCN.

- Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội. Nếu không bàn giao lại nhà ở thì UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.

Xử lý tiền thuê, tiền mua nhà ở được thực hiện theo pháp luật dân sự.

Xử lý tiền thuê mua nhà ở xã hội được thực hiện như sau:

    + Theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua nhà ở.

    + Nếu chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở mà bên thuê mua đã nhận bàn giao nhà ở thì bên thuê mua phải trả lại nhà ở này cho bên cho thuê mua; bên thuê mua được hoàn lại số tiền đã nộp lần đầu, trừ bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; hoặc sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua;

     +Nếu bên thuê mua nhà ở chết:

       i. Nếu có người thừa kế hợp pháp đang cùng sinh sống tại nhà ở đó thì người thừa kế hợp pháp đó được tiếp tục thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người thừa kế hợp pháp tự nguyện trả lại nhà ở thuê mua;

      ii. Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không cùng sinh sống tại nhà ở đó mà bên thuê mua nhà ở đã thực hiện được 2/3 thời hạn thuê mua thì người thừa kế hợp pháp được thanh toán hết số tiền tương ứng với 1/3 thời hạn thuê mua còn lại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCN đối với nhà ở đó.

      iii. Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không thuộc các trường hợp trên thì bên cho thuê mua được quyền thu hồi nhà ở và người thừa kế hợp pháp được hoàn trả số tiền mà bên thuê mua nhà ở đã nộp lần đầu có tính lãi suất theo quy định về lãi suất không kỳ hạn liên ngân hàng tại thời điểm hoàn trả;

      iv. Nếu không có người thừa kế hợp pháp thì số tiền thuê mua đã nộp lần đầu thuộc sở hữu của Nhà nước và bên cho thuê mua được thu hồi nhà ở thuê mua để ký hợp đồng thuê, thuê mua với đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

 

14. Chưa nhận nhà, người mua chỉ phải trả tối đa 70%

- Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được lựa chọn hình thức bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc bán nhà ở có sẵn.

- Bán, cho thuê mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai phải đủ các điều kiện:

    + Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt và có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.

    + Đã xây dựng xong phần móng của nhà ở và đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng của khu vực nhà ở được bán, cho thuê mua theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; đã giải chấp đối với trường hợp chủ đầu tư có thế chấp nhà ở này, trừngười mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý.

    + Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, trừ nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao.

- Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội có sẵn phải có đủ các điều kiện sau:

    + Khu vực nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán đã hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng.

    + Hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; nếu chủ đầu tư có thế chấp nhà ở thì phải giải chấp trước khi bán, cho thuê mua nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý.

    + Có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua, trừ nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư bằng nguồn vốnngân sách hoặc theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao.

    + Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

    + Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội không được ký hợp đồng thuê nhà ở xã hội hình thành trong tương lai.

Nếu đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt và có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng; đã xây dựng xong phần móng của nhà ở và đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng của khu vực nhà ở được bán, cho thuê mua theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; đã giải chấp đối với trường hợp chủ đầu tư có thế chấp nhà ở này, trừ người mua, thuêmua và bên nhận thế chấp đồng ý thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng đặt cọc và thu tiền đặt cọc thuê nhà ở tối đa bằng 12 tháng tiền thuê nhà tạm tính.

Sau khi nhà ở có đủ điều kiện cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội có sẵn thì chủ đầu tư được ký hợp đồng thuê nhà ở với người đã ký hợp đồng đặt cọc.

- Ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, phù hợp với tỷ lệhoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt nhưng tổng số tiền ứng trước của người mua không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

(Căn cứ Điều 63, Điểm b, c Khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở 2014)

 

15. Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở

- Vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

- Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trả trước.

- Vốn góp thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân.

- Vốn ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương) để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách xã hội thông qua các chương trình mục tiêu về nhà ở và thông qua việc xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua.

- Vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn vốn hợp phápkhác.

(Căn cứ Điều 67 Luật nhà ở 2014)

 

16. Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở

- Hình thức huy động vốn phải phù hợp đối với từng loại nhà ở.

- Huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theo pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý

- Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn và phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác.

- Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở.

- Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở và thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải được quản lý theo pháp luật và thỏa thuận của các bên.

(Căn cứ Điều 68 Luật nhà ở 2014)

 

17. Bổ sung vốn để phát triển nhà ở thương mại

So với Luật nhà ở 2005, Luật nhà ở 2014 bổ sung thêm nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại:

- Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư,hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

(Căn cứ Điều 69 Luật nhà ở 2014)

 

18. Bổ sung vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội

So với Luật nhà ở 2005, Luật nhà ở 2014 bổ sung thêm nguồn vốn thực hiện chính sách nhà ở xã hội:

- Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Vốn của đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

- Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.

(Căn cứ Điều 70 Luật nhà ở 2014)

 

19. Thời hạn sử dụng nhà chung cư

Luật cũng quy định thời hạn sử dụng đối với nhà chung cư căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý.

Đồng thời, Luật nhà ở 2014 đã siết chặt về tổ chức, quản lý nhà chung cư, cơ cấu lại tổ chức ban quản trị nhà chung cư. Đối với ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu sẽ được tổ chức theo mô hình tự quản.

Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư quy định tại khoản 1 điều 104 Luật nhà ở 2014.

 

20. Bổ sung thêm nhiều hình thức giao dịch nhà ở

Gồm các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở.

(Căn cứ Điều 117 Luật nhà ở 2014)

 

21. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

- Đối với nhà ở cho thuê:

    + Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

    + Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.

    + Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

    + Bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

- Đối với mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở:

    + Các điều kiện trên, trừ bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

    + Có Giấy chứng nhận.

Tuy nhiên, một số trường hợp giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:

     i. Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.

    ii.Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

    iii. Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở trong trường hợp bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở, nếu trong 05 năm có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế TNCN.

    iv. Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

    v. Nhận thừa kế nhà ở.

    vi. Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Chính phủ sẽ quy định các giấy tờ chứng minh trong trường hợp trên.

- Mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai:

     +Có Giấy chứng nhận.

    + Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

(Căn cứ Điều 118 Luật nhà ở 2014)

 

22. Mở rộng điều kiện của các bên tham gia giao dịch nhà ở

- Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở:

    + Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để giao dịch về nhà ở. Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.

    + Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để giao dịch về nhà ở, nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

- Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở:

    +  Đối với cá nhân trong nước: phải có đủ năng lực hành vi dân sự để giao dịch nhà ở vàkhông bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

    + Đối với cá nhân nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để giao dịch nhà ở và phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại VN, đồng thời không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

    + Đối với tổ chức trong nước: phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập.

    + Đối với tổ chức nước ngoài: phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại VN, nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại VN theo pháp luật kinh doanh bất động sản.

(Căn cứ Điều 120 Luật nhà ở 2014)

 

23. Điều chỉnh trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở

- Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (hợp đồng về nhà ở).

Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.

- Các bên thỏa thuận để 01 bên nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư phải làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ khi bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

- Cơ quan có thẩm quyền khi cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.

(Căn cứ Điều 120 Luật nhà ở 2014)

 

24. Cụ thể hóa công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhà ở

- Mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải công chứng, chứng thực hợp đồng trừ trường hợp tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có 01 bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng này là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

- Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán,cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có 01 bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng này là thời điểm ký kết hợp đồng.

- Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực.

- Công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.

Chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà ở.

(Căn cứ Điều 122 Luật nhà ở 2014)

 

25. Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

- Mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở đó trong 01 thời hạn nhất định cho bên mua.

- Bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.

Bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định.

(Căn cứ Điều 123 Luật nhà ở 2014)

 

26. Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở, văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.

Nếu Nhà nước có quy định về giá mua bán nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

(Căn cứ Điều 124 Luật nhà ở 2014)

 

27. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần

Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.

(Căn cứ Điều 125 Luật nhà ở 2014)

 

28. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác (trước đây quy định là 03 tháng).

(Căn cứ Điều 126 Luật nhà ở 2014)

 

29. Cụ thể hóa giải quyết tranh chấp về nhà ở

- Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở,hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư do Tòa án nhân dân giải quyết.

- Tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do UBND cấp tỉnh giải quyết đối với nhà ở được giao cho địa phương quản lý, Bộ Xây dựng giải quyết đối với nhà ở được giao cho cơ quan trung ương quản lý.

Trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo pháp luật về tố tụng hành chính.

- Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư do UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở đó giải quyết.

Trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo pháp luật về tố tụng hành chính.

(Căn cứ Điều 177 Luật nhà ở 2014)

 

30. Điều chỉnh nội dung xử lý đối với người vi phạm pháp luật về nhà ở

Người có hành vi vi phạm sau đây khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở; thẩm định, phê duyệt dự án xây dựng nhà ở; quyết định, thẩm định giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở; thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở; xác định nghĩa vụ tài chính về nhà ở; quản lý, cung cấp thông tin về nhà ở và quy định khác trong việc phát triển, quản lý, giao dịch về nhà ở.

- Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về nhà ở hoặc có hành vi vi phạm khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển nhà ở, của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng hợp pháp nhà ở;

- Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, quy định về báo cáo, thống kê trong phát triển và quản lý nhà ở.

Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý như trên còn phải bồi thường thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

(Căn cứ Điều 179, 180 Luật nhà ở 2014)

KHAI SINH CHO TRẺ KHI BA MẸ CHƯA ĐỦ TUỔI KẾT HÔN 

Câu hỏi:

Cháu tên Bích, gia đình cháu đang có vấn đề cần được hiểu rõ, và giải quyết hậu quả hợp lý nhất liên quan đến Luật hôn nhân gia đình. Nhưng không biết phải làm thế nào?

Em trai cháu 21 tuổi có quen 1 em gái 14 tuổi cùng quê, đã nghỉ học, lúc gia đình biết thì em gái đã có thai 3 tháng. Sau tin sốc này thì cha mẹ 2 bên có tổ chức 1 lễ cưới nhỏ ở quê. Vấn đề gia đình cháu cần được tư vấn: Khi nào 2 em mới làm giấy kết hôn được ?

 Bé sinh ra có được làm giấy khai sinh không ? Nếu không được thì khi nào mới làm được. Nếu được thì cần lưu ý điều gì. Và làm như thế nào?

Nhờ  Cô Chú tư vấn giúp gia đình cháu vấn đề sau, xin cảm ơn rất nhiều.

Nguyễn Thị Bích

GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ TIỀN ÁN!!!

Hỏi

NGƯỜI TIÊU DÙNG NÊN ỨNG XỬ NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC SẢN PHẨM “LỖI”

Trong thời gian vừa qua, xuất hiện rất nhiều phản ánh của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm từ hàng hóa họ mua có vấn đề. Rõ ràng, trong các trường hợp này, quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một thực tế tồn tại hiện nay, đó là không phải người tiêu dùng nào cũng biết cách ứng xử phù hợp và bảo vệ mình khi bị xâm hại. Minh chứng cụ thể và được đông đảo dư luận đang quan tâm chính là vụ việc anh Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang) bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản của Công ty Tân Hiệp Phát. Trước đó, anh Minh đã yêu cầu công ty phải đưa 500 triệu đồng, nếu không anh sẽ cung cấp cho báo chí và in tờ rơi phát tán việc trong một chai nước giải khát của công ty có ruồi. Vậy, người tiêu dùng phải ứng xử ra sao khi gặp phải tình huống tương tự?

THỦ TỤC CẤP CHỨNG MINH NHÂN DÂN CHO TRẺ BỊ BỎ RƠI!!!

Hỏi

Cho em hỏi là những người vô gia cư, không biết mình là ai, không tên, không tuổi, không biết quê quán... từ bé được ông chủ nhận về nuôi nhưng luôn bị chủ ngược đãi và bóc lột sức lao động, họ không biết chữ, không đươc dạy dỗ... liệu những người này có thể làm chứng minh thư nhân dân không, và làm bằng cách nào? Gặp những người như thế thấy họ thật đáng thương, tội nghiệp , muốn giúp nhưng chẳng biết giúp gì, họ luôn mong muốn có đươc CMT để có thể xin việc làm. Mong các anh chị cho ý kiến.

Đáp

CẬN THỊ CÓ ĐƯỢC MIỄN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ???

Cho em hỏi nam nay em 19 tuôi đang học đai học năm 1. Chưa nhận giấy gọi kham sức khoe để nhập ngủ bao giờ. Nay em muốn năm sau thi lại trường khác mà nghe người ta nói. 2 năm học 2 trường đh khác nhau thi vân phải đi. Vì nói minh cố tình trốn. Cho em hỏi có đúng không. Với lại mắt em cận 1.25-1.75 ngắm súng là thua chắc luôn. Thị lực 2 mắt 9/10 . vậy có phai đi k ạ. Vi đọc trên mạng luật nói có tật khúc xạ về mắt la k đi.nhưng bản phân loại sức khoe thi mắt cận mắt viễn gi cũng đc phân loại 123... Hết. Em cảm ơn luật sư!


Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 120

Warning: Illegal string offset 'active' in /home/luatsuonline/public_html/templates/youplus/html/pagination.php on line 126

Chúng tôi trên FaceBook

Xem nhiều nhất

Luật sư doanh nghiệp

Công ty Luật LDL với một đội ngũ luật sư trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, c

TƯ VẤN, THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Đồng hành với các dịch vụ  tư vấn pháp lý khác, Công ty Luật TNHH LDL hân hạnh cung cấp dịch vụ pháp

Tư vấn mua bán, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp

Đội ngũ luật sư về mua bán, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp của chúng tôi có bề dày kinh nghiệm tư

Tư vấn pháp lý về lao động

Công ty Luật LDL cung cấp các dịch vụ và tư vấn pháp lý về lao động: Hợp đồng lao động, Nội quy lao